Việc làm ô tô vlog

Nguyên nhân xảy ra cháy ô tô và cách phòng tránh, xử lý nếu cháy xảy ra.

Gần đây, ô tô đang di chuyển bình thường trên đường bỗng nhiên bốc cháy thường xuyên xảy ra gây thiệt hại lớn về tài sản đôi lúc có cả con người. Vậy nguyên nhân chủ yếu là do đâu? Cách để chúng ta phòng tránh và xử lý khi gặp sự cố này là như thế nào? Mình mạn phép sử dụng những hiểu biết của cá nhân để viết bài này nếu có gì sai sót xin anh em góp ý để mình có thêm hiểu biết hơn.

Điểm qua một số nguyên nhân chủ yếu dẫn đến cháy ô tô:
1. Lắp đặt của nhà sản xuất:
Hiện nay ô tô các hãng đa phần được lắp ráp trong nước và chủ yếu là bán tự động.  Mặc dù có QC, QA kiểm soát chất lượng chặt chẽ nhưng trong quá trình kiểm tra và sau kiểm tra thì vẫn có thể xảy ra sự cố trước khi xe được chuyển đến khách hàng. Những chi tiết quan trọng chỉ cần một lỗi nhỏ như dây dẫn điện bị mòn và rò điện ra vỏ gây chạm mạch, đường ống nhiên liệu bị rò rỉ gặp tia lửa điện do dây dẫn rò rỉ ra vỏ sẽ gây nên thảm họa.
2. Bén lửa từ đường ống xả
Đường ống xả thường có nhiệt độ rất cao, đất nước ta lại có thời tiết nhiệt đới gió mùa, mùa khô nhiệt độ có thể lên 37 độ C. Đôi khi ngẫu nhiên một mẫu giấy hoặc túi ni lon bám lên đường ống xả sau quá trình hoạt động nhiệt độ ở ống xả, nhiệt độ môi trường cao tạo nên nguồn nhiệt đủ làm sự cháy xảy ra.
3. Hệ thống điện quá tải

Ô tô khi sản xuất được các kỹ sư tính toán lượng điện năng tiêu thụ cho các tải trên ô tô sao là phù hợp để dây dẫn có thể chịu đựng được cường độ khi tải cao nhất. Tuy nhiên, hầu như các tài xế chủ xe đều tự ý lắp đặt theo rất nhiều hệ thống lấy nguồn điện trực tiếp mà không phải là ngõ ra của nhà sản xuất: camera hành trình, camera lùi, amli, loa, quạt máy, giám sát hành trình... Các mối điện tự lắp thường không chắc chắn dễ rò điện, dây điện sử dụng không đủ tải. 
4. Động cơ và hệ thống lái quá tải
Việc sử dụng cùng lúc quá nhiều tải trong thời gian di chuyển dài, lại không bảo dưỡng định kỳ dễ làm động cơ quá tải ở những chiếc ô tô đã cũ gây nhiệt độ quá cao các dung dịch làm mát có thể rò rỉ ra hoài, nóng chảy các ron cao su từ đó nhiệt lượng tỏa ra theo gây cháy. Dầu trợ lực lái nếu ở nhiệt độ cao rò rĩ cũng dễ gây cháy. 
 5. Rò rỉ hệ thống nhiên liệu, vật liệu dễ cháy thay thế gần buồng nhiên liệu
Những chiếc ô tô cũ  nhiên liệu bị rò rỉ trên đường ống, lại thường lắp đặt thêm hoặc thay thế các bộ phận  bằng các vật liệu dễ cháy và gần nguồn nhiên liệu chính là nguyên nhân thường xuyên xảy ra các vụ cháy nổ trên ô tô.
Các biện pháp phòng tránh:


- Kiểm tra kỹ khoang động cơ, hệ thống nhiên liệu cũng như ống xả trước khi nhận xe mới.
- Trước khi xuất phát nên kiểm tra tổng quát ô tô, xem nắp đậy bình nhiên liệu, ống dẫn có rò rỉ nhiên liệu, ống xả có giấy hay nilon mắc kẹt vào hay không, nhiệt độ nước làm mát có quá cao sôi khi mới khởi động không.
- Hạn chế lắp thêm các thiết bị trực tiếp vào đường dây dẫn.
- Thường xuyên bảo dưỡng ô tô, thay mới nước, dầu làm mát động cơ .
- Nên mang theo bình chữa cháy, dụng cụ thoát hiểm
(bắt buộc với xe khách), trên xe nên bỏ theo bình nước lớn và khăn, cờ lê mở bình ắc quy để tình huống xấu xảy ra có thể tự xử lý.

Cách giải quyết khi xảy ra sự cố cháy trên ô tô:
- Tắt hoàn toàn chìa khóa ô tô, cho hành khách va mọi  người rời khỏi xe nhanh nhất, có thể dùng búa thoát hiểm, nhanh chống tìm ra vị trí bén lửa, nếu lửa lớn nhờ mọi người trên xe hoặc hô hoán cho người khác giúp đỡ. 
- Nếu cháy ở khoang ngoài động cơ nhanh chống dùng khăn tẩm nước và bình chữa cháy để dập lửa.
- Nếu cháy trong khoang động cơ hoặc ngoài khoang mà ngọn lửa lớn nhanh chống bật nắp ca bô, tháo cực âm bình ắc quy trước, sau đó tháo cực dương tuy nhiên nếu xe hiện đại việc tháo ắc quy có thể phải set up lại chương trình của những bộ điều khiển trên ô tô(ECU, ECM..).
- Khóa đường nhiên liệu nếu có thể, và dùng bình chữa cháy dập lửa.
- Tình huống xấu ngọn lửa càng ngày càng bốc lên dữ dội không thể khống chế bằng bình chữa cháy hãy rời khỏi khu vực đó và báo ngay cho C.sát PCCC.

Share this

Related Posts

Previous
Next Post »

Tổng số lượt xem trang