Việc làm ô tô vlog

Ngành công nghệ ô tô ra trường sinh viên sẽ làm ở đâu?

Bài viết dành cho các sinh viên ngành công nghệ, kỹ thuật ô tô chưa ra trường hoặc đã ra trường mà chưa định hướng được tương lai.
1. Đầu tiên mình muốn hỏi các bạn là ngành ô tô được đào tạo gồm những gì?

- Đối với bậc đại học đa số các trường đào tạo với 3 phần: Đại cương, Cơ sở ngành, Chuyên ngành.
- Đối với bậc cao đẳng, trung cấp: Lý thuyết và Thực hành. Tất nhiên vẫn có các môn đại cương, cơ sở ngành, chuyên ngành nhưng không rạch ròi như bậc ĐH.
Đại cương thì gồm các môn Khoa Học Tự Nhiên : Toán Cao Cấp, Lý A, Hóa...., Lý Luận Chính trị, Chủ Nghĩa ...
Cơ sở ngành thì gồm các môn của ngành cơ khí nói chung: Cơ lý thuyết, sức bền vật liệu, vật liệu học, thủy khí cơ lưu chất, điện tử cơ bản,...
Chuyên ngành: Điện ô tô, Khung gầm, Động cơ đốt trong....
Ngoài ra còn các môn thực hành và thực tập lớn tại 1 công ty nào đó về làm báo cáo thực tập và vài cái đồ án lớn nhỏ.
2. Nhu cầu hiện nay của ngành ô tô Việt Nam

Thực ra khi bước vào học ô tô rất nhiều bạn đều mang trong mình một tí suy nghĩ về tương lai là sẽ bám theo kỹ thuật như sửa chữa, độ chế, báo giá, tư vấn sửa chữa bảo dưỡng thay thế , thiết kế ô tô, thử nghiệm, nghiên cứu.... Tuy nhiên khi ra trường thì các bạn thường hụt hẫng về nhu cầu lớn nhất của ngành ở VN là sale. Bạn cố gắng tìm mò trên các trang tuyển dụng, việc làm về ô tô và đa phần kết quả thấy chỉ là tuyển dụng sale, không thì tuyển dụng kỹ thuật có ít nhất 1 năm kinh nghiệm. Tuy nhiên đó chỉ là cái nhìn phiến diện khi bạn mới ra trường đến khi bạn đi làm một thời gian bạn sẽ thấy còn rất nhiều lĩnh vực trong ngành ô tô mà dưới đây admin sẽ giới thiệu cho các bạn.
Thật ra ngành ô tô ở VN đang ở thời kì phát triển tốt nhất từ lúc giải phóng đến giờ, Thaco đang phát triển nội địa hóa lên 40%, Vinfast đang sản xuất ô tô mang thương hiệu VN ở đẳng cấp châu Âu, và rất nhiều hãng xe khác đang lắp ráp tại Việt Nam. Tuy nhiên nói như thế không phải khẳng định vị trí của ngành trên bản đồ thế giới vì người ta đã đến tầm khác rồi. Qua đó thì ta thấy được nhu cầu không nhỏ về nhân lực của ngành ở thị trường trong nước.
3. Nhu cầu hiện nay của ngành ô tô ở nước ngoài
Hiện tại, các nước châu Á đặc biệt Nhật Bản, Hàn Quốc đang có nhu cầu nhân lực khá lớn. Dân số già, họ lại không muốn dùng nhiều đến thể lực, nguồn nhân công giá rẻ là một hướng mà các nước này hướng đến. Thậm chí Malaysia, Thailand, Singapore cũng sẵn sàng tuyển dụng nhân lực từ các nước khác nếu giá thành rẻ hơn. Một số nước châu Âu cũng sẵn sàng tuyển dụng người châu Á. Tuy là giá rẻ so với họ nhưng với số tiền lương đó bạn có thể phải mất vài tháng để kiếm ra ở VN. Hằng năm thì rất nhiều công ty môi giới xuất khẩu lao động liên kết với các trường để tuyển dụng và đào tạo tiếng cho người có nhu cầu xuất khẩu lao động, các công ty nước ngoài cần nguồn nhân lực. Rõ ràng cơ hội cho các bạn là rất nhiều, tuy nhiên việc học tiếng, tiền thế chân lúc đầu "vé máy bay" và xa quê hương cũng là điều gây nhiều khó khăn cho các bạn. Và một số công ty môi giới là lừa đảo, nguy cơ tiền mất tật mang.

4. Một số lĩnh vực mà sinh viên ngành ô tô có thể làm việc:

 -Kỹ thuật Viên( Technician): đồng sơn, khung gầm, bảo dưỡng nhanh... trực tiếp sửa chữa ô tô hư hỏng ở các gara, xưởng dịch vụ các hãng xe.
 - Cố vấn dịch vụ (Service Advisor): tiếp nhận xe, trao đổi khách hàng, báo giá dịch vụ sữa chữa bảo dưỡng ở các gara, xưởng dịch vụ các hãng xe.
- Nhân viên rửa xe: Rửa xe ở các hãng xe, gara.
-Nhân viên lắp ráp: dùng các thiết bị để lắp ráp thủ công các bộ phần rời ở các hãng xe.
-QC: Kiểm tra các thành phẩm sản xuất lắp ráp ở các nhà máy
- QA: Quản lý, sửa chữa đề xuất các quy trình sản xuất lắp ráp, viết các tài liệu.
-Trainer: Viết quy trình đào tạo kỹ thuật viên nhân viên tại các hãng xe, trực tiếp đào tạo.
-Thiết kế: CAD: thiết kế bản vẽ thi công các chi tiết sản xuất tại nhà máy, bản vẽ đăng kiểm, bản vẽ thiết kế cải tạo( thay đổi thùng xe tải), CATIA, NX, Solidwork: Thiết kế các chi tiết cụ thể, đòi hỏi chính xác cao, tư duy, sáng tạo hơn.
- Tài xế: -Kiến thức để vận hành xe tốt hơn, tự bảo dưỡng sửa chữa xe
               -Lái xe đi đăng ký đăng kiểm lần đầu (đòi hỏi biết thủ tục hành chính)
 -KCS xe lắp ráp hoặc đóng thùng: giống như QC nhưng đòi hỏi được đào tạo có chuyên môn về đăng kiểm.
-Đăng kiểm viên: Kiểm tra xe ô tô theo định kỳ về an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo các quy định của cục đăng kiểm.
-Lắp đặt đồ chơi ô tô, độ ngoại hình: Bodykit, độ bô, ... màu sơn, DVD, camera lùi, cảm biến va chạm...
-Lắp đặt và bảo trì thiết bị định vị GPS...
-Bán hàng: Phụ tùng ô tô, ô tô
-Nhân viên phụ tùng: Tra mã, báo giá cho cố vấn, xuất nhập kho.
-Giám định viên(bảo hiểm): Giám định các hư hỏng do tại nạn để làm bảo hiểm bồi thường thiệt hại cho chủ xe khi tai nạn xảy ra.
-Quản lý đội xe: quản lý về thời gian đăng kiểm, bảo dưỡng sữa chửa cho các xe ở công ty, cơ quan.
-Giáo viên dạy lái xe ở các trường lái
-Giáo viên ở các trường nghề, cao đẳng, trung cấp..., tự mở lớp nếu có khả năng
-Các phòng ban quản lý giao thông ở sở GTVT

..........Ngoài ra còn rất nhiều lĩnh vực liên quan cơ khí động lực: xe nâng (hàng, người), xe chuyên dùng, máy phát điện, động cơ máy nổ....
......... Các lĩnh vực liên quan đến cơ khí
......... Các lĩnh vực liên quan đến điện tử, lập trình
=>>>>>>>>>>>>>Nếu các bạn muốn theo đuổi ngành ô tô thực sự thì phải có kiên nhẫn vì ngành ô tô đặc thù cần có kinh nghiệm nhiều nơi tuyển dụng học việc với mức trợ cấp rất thấp vì vậy nhiều bạn rất dễ bỏ cuộc.
<<<<<<<<<<<< Tuy nhiên các bạn còn rất nhiều lựa chọn có thể sẽ làm ở một lĩnh vực không phải ngành ô tô nhưng làm việc bằng các kiến thức bạn đã học thì không có gì xấu hổ hay chán nản cả. Rất nhiều người thành công trong lĩnh vực mà họ chỉ tìm được đam mê sau khi ra trường đi làm, tiếp xúc với thực tế.

Nhất định phải kiên nhẫn và đừng bỏ cuộc!!! Tôi sẽ luôn cố gắng cùng bạn.
#khoachodien#
Nếu có copy chia sẻ nhớ ghi nguồn. Cảm ơn các bạn đã theo dõi những bài viết của mình.

Share this

Related Posts

Previous
Next Post »

Tổng số lượt xem trang